01/06/2023 | 05:08 PM
Hiện nay, lượng rác thải sinh hoạt đã ở ngưỡng báo động: 400 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm, nhưng 50% là nhựa dùng một lần và chỉ 10% nhựa được tái chế. Theo thống kê, 19-23 triệu tấn nhựa sẽ trôi nổi ở các hồ, sông, suối và lần lượt đổ ra biển. Tác hại nguy hiểm nhất của rác thải nhựa tới môi trường chính là tính chất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Rác thải nhựa khi tự phân hủy trong môi trường thường bị vụn thành các hạt vi nhựa. Hạt vi nhựa với kích thước cực nhỏ, có thể xâm nhập vào cơ thể của các loài sinh vật biển và do không tiêu hủy được hạt vi nhựa được tích tụ lại trong cơ thể sinh vật tiếp tục đi vào cơ thể con người. Chất thải nhựa và ni lông khi đốt có thể tạo ra khí thải có chứa dioxin và phura, là chất kịch độc, ngất, khó thở, ho, ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy còn gây mất mỹ quan và cảnh quang môi trường.