Em Phạm Duy Nguyên có cuộc sống đủ đầy hơn khi nhận được đỡ đầu. Ảnh H.Đ
Mẹ đỡ đầu cho trẻ mồ côi
Chủ tịch Hội LHPN huyện Hiệp Đức Nguyễn Thị Kim Loan cho biết, hoạt động ý nghĩa và hiệu quả nhất tại huyện trung du này là chương trình mẹ đỡ đầu “Chắp cánh ước mơ cho con”.
Hội quyết định chọn đây là chương trình trọng điểm vì ý nghĩa lan tỏa kết nối yêu thương, xoa dịu những nỗi đau do hoàn cảnh đối với trẻ em mồ côi.
“Hiệp Đức có 218 trẻ mồ côi nên phụ nữ chúng tôi phải đảm nhận phần việc này với mong muốn tình yêu thương của các mẹ đỡ đầu giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, dạy dỗ các em những điều hay lẽ phải để các em đi đúng hướng làm con ngoan, trò giỏi” - bà Loan nói.
Bắt tay vào việc, các cấp hội phụ nữ ở Hiệp Đức đã vận động nhà hảo tâm, doanh nghiệp, hội viên nhận đỡ đầu nuôi nấng trẻ em mồ côi với mức hỗ trợ từ 200 - 500 nghìn đồng/tháng. Riêng trong năm 2023, có 35 trẻ đã có các “mẹ nuôi”.
Em Phạm Duy Nguyên (thôn Tam Tú, Quế Lưu) chia sẻ, giờ đây đã bớt đi những thiếu thốn tình cảm kể từ ngày được hội viên phụ nữ của xã Quế Lưu nhận đỡ đầu.
“Từ ngày các mẹ đến với em, cuộc sống đỡ vất vả hơn vì được các mẹ chăm lo khoản tiền sách vở, quần áo. Và điều làm em hạnh phúc nhất là các cô, các bà luôn đến nhà hỏi han chuyện học hành, chia sẻ nhiều điều mà trước đây em không biết nói cùng ai” - Duy Nguyên tâm sự.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan, các hội viên phụ nữ đều nhận thức ý nghĩa nhân văn của chương trình nên tích cực thực hiện.
Đến nay, toàn huyện đã có 62 trẻ em mô côi được các cấp hội nhận đỡ đầu. Ngoài ra, để các trẻ em được chăm sóc tốt nhất, trong năm 2023, nhiều chương trình ý nghĩa khác như tặng 375 suất quà trị giá hơn 72 triệu đồng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, chương trình "Tiếp sức cho em đến trường", "Trung thu cho em"… với tổng kinh phí gần 500 triệu đồng.
"Chúng tôi chỉ mong việc làm này sẽ nuôi dưỡng trong tâm hồn các em về lòng nhân ái, để khi lớn lên các em sẽ sống biết yêu thương, có ích cho xã hội” - bà Loan nói.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan, các hội viên phụ nữ đều nhận thức ý nghĩa nhân văn của chương trình nên tích cực thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã có 62 trẻ em mô côi được các cấp hội nhận đỡ đầu.
Ngoài ra, để các trẻ em được chăm sóc tốt nhất, trong năm 2023, nhiều chương trình ý nghĩa khác như tặng 375 suất quà trị giá hơn 72 triệu đồng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, chương trình “Tiếp sức cho em đến trường”, “Trung thu cho em”… với tổng kinh phí gần 500 triệu đồng.
“Chúng tôi chỉ mong việc làm này sẽ nuôi dưỡng trong tâm hồn các em về lòng nhân ái, để khi lớn lên các em sẽ sống biết yêu thương, có ích cho xã hội” - bà Loan nói.
Chung tay xây dựng nông thôn mới
Theo Hội LHPN huyện Hiệp Đức, thành công lớn khác của hội chính là việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Hội LHPN huyện Hiệp Đức vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2023. Ảnh: H.Đ
Theo đó, ngoài việc xây dựng các tuyến đường hoa với tổng chiều dài gần 7km, trồng hơn 2.000 cây xanh, các cấp hội phụ nữ đã triển khai hàng loạt mô hình trong bảo vệ môi trường.
“Trong năm 2023, phụ nữ đã thu gom, xử lý hơn 1,5 tấn rác ở các thôn, xã, thị trấn và trồng hoa thay cỏ dại cho 5km đường. Tuy không lớn lao nhưng chúng tôi đã tuyên truyền được ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng để hạn chế tình trạng ô nhiễm do rác thải, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong sinh hoạt” - bà Loan nhìn nhận.
Ngoài ra, việc góp phần giảm nghèo bền vững, hỗ trợ hội viên khó khăn cũng được hội phụ nữ quan tâm. Thông qua việc rà soát danh sách hộ nghèo, phối hợp cùng Mặt trận, các hội, đoàn thể lấy ý kiến khảo sát nhu cầu của các hộ hội viên nghèo, cận nghèo, Hội LHPN huyện Hiệp Đức sẽ tiến hành hỗ trợ theo nhu cầu của họ.
Bà Võ Thị Ba (thôn An Phú, Thăng Phước) cho biết, Chi hội phụ nữ thôn đến tận nhà khảo sát nhu cầu xây dựng mô hình kinh tế để gia đình có điều kiện vươn lên, thoát nghèo. Ngay sau đó, bà được chính quyền hỗ trợ đất sản xuất, Hội LHPN huyện trao tặng các công cụ phục vụ cho sản xuất.
Không riêng gì bà Võ Thị Ba mà toàn huyện Hiệp Đức đã có 240 hội viên phụ nữ được trao sinh kế là bò, heo giống, máy ấp trứng, công cụ sản xuất, phân bón… với tổng số tiền gần 350 triệu đồng trong năm 2023. Các chị em phụ nữ còn được hỗ trợ đào tạo nghề chăn nuôi, làm chổi đót, đưa 12 phụ nữ đi xuất khẩu lao động...
“Chúng tôi không triển khai các chương trình theo kiểu hình thức, bề nổi mà lựa chọn tổ chức những hoạt động, chương trình, phần việc phù hợp và phải có ý nghĩa thiết thực, có giá trị cho xã hội. Các chị em tham gia sẽ thấy những việc họ làm rất hữu ích, có hiệu quả tích cực tại cộng đồng” - bà Nguyễn Thị Kim Loan cho biết.